HOÀI NIỆM



Kết quả hình ảnh cho divider gif





GIỌNG CA DĨ VẢNG

 Ý nghĩa của bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng: hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…

    Trước tới nay, ai cũng biết bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng của nhạc sĩ Bảo Thu được sáng tác dựa trên câu chuyện tình của chính ông, khi người yêu là ca sĩ Phương Hoài Tâm đi lấy chồng. Bài viết này nói rõ thêm về 1 số chi tiết có thể ít người để ý đến trong bài hát nổi tiếng này.
    Phương Hoài Tâm (PHT) là học trò của nhạc sĩ Nguyễn Đức trong ban Việt Nhi. Nhìn lại các hình ảnh trước năm 1975, có thể thấy PHT có nét đẹp trong sáng, ngây thơ. Năm 1965, nhạc sĩ Nguyễn Đức thường hay mời nhạc sĩ Bảo Thu đến làm nhạc công để ban Việt Nhi luyện thanh hoặc thu âm ở đài phát thanh. Ban Việt Nhi gồm toàn những cô gái tuổi dậy thì (khoảng 14, 15 tuổi), hát rất hay và mắt liếc sắc như dao. Trong số đó Bảo Thu chú ý nhất đến 1 cô gái có đôi mắt to, long lanh là Phương Hoài Tâm, nhỏ hơn ông 5 tuổi. Khi đã thân thiết, Bảo Thu mới biết Phương Hoài Tâm ở gần nhà ông. Vậy là ngoài những buổi tập hát ở nhà thầy Nguyễn Đức, đôi bạn còn có dịp cận kề ở nhà của PHT, nên ông đã viết những lời hát sau:
    “…mỗi lần em buông tiếng hát, thì anh tay phím nắn nót cung đàn. Từng nhịp nhặt khoan anh ru hồn theo tiếng tơ. Nhẹ dìu lời ca em thăng trầm theo từng lúc. Và rồi hờn yêu em khi nào em hát sai. Em nũng nịu cười, nói: “Sai là tại anh!”
Rồi cũng đến lúc PHT tách khỏi ban Việt Nhi để hát đơn ca. Nàng hay mặc áo dài trắng hát trên sân khấu nên được khán giả và giới báo chí thời đó mệnh danh là “Tiếng hát học trò”. Từ danh xưng này, Bảo Thu lại viết ca khúc “Tôi yêu tiếng hát học trò” để bày tỏ nỗi lòng. PHT thừa biết tình cảm của Bảo Thu dành cho nàng. Tuy nhiên, với cốt cách gia giáo, PHT vẫn giữ một khoảng cách chừng mực khi tiếp xúc với Bảo Thu.
    Khoảng 3 năm sau, bạn bè trong giới văn nghệ kháo nhau “T. sắp lấy chồng”. Để tránh cho nàng khó xử, Bảo Thu không đến tập hát cho nàng nữa. Trong những cơn buồn thấm thía, ông viết Giọng ca dĩ vãng:
   “Nhưng em nuôi mộng ước về tương lai, hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi. Rồi em đành chối tiếng giao hòa, từ ly là tiếng thét đau lòng, sầu đơn lối… Lời ca ngày đó đã xa rồi, mà ai còn chuốt mãi cung đàn, vọng về tim…”.
    Trong đoạn có câu “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…” làm cho người ta nghĩ rằng có thể người con gái lấy chồng vào mùa xuân, hoặc đó là 1 hình ảnh ẩn dụ nào đó về con đường rực rỡ phía trước. Tuy nhiên theo tìm hiểu của người viết, câu hát đó là 1 lời trách móc rất thầm kín mà nhạc sĩ dành cho người yêu, mà ít người có thể nhận ra.
   Được biết chồng của Phương Hoài Tâm là 1 quân nhân, 1 sĩ quan. Ngày xưa, sĩ quan lục quân và không quân cấp Thiếu úy lên cho đến Đại tá sẽ có biểu tượng bông hoa mai trên quân hàm:
  Vì vậy “hoa mai giăng ngập” là hàm ý trách người con gái theo người có địa vị để phụ người cơ hàn.
    Bài hát do Bảo Thu tự xuất bản (1967), bìa do một họa sĩ vẽ với người mẫu là ca sĩ Kim Loan. Vì vậy nhiều người đã từng nhầm tưởng người con gái trong bài hát là ca sĩ Kim Loan, nhưng thực ra không phải.
Trong lời đề tựa cho bài Giọng Ca Dĩ Vãng , Bảo Thu viết: Cho tiếng hát học trò
Ngày xưa không hồn, giờ thành danh ca
Vì nhân tình nghệ sĩ đã trở thành GIỌNG CA DĨ VÃNG
Bài Giọng Ca Dĩ Vãng được chắp cánh bởi tiếng hát Giao Linh đưa tên tuổi Bảo Thu nổi tiếng khắp nơi, mặc dù nghề chính của ông là Ảo thuật gia chứ không phải là nhạc sĩ.










              Ca sỉ Phương Hoài Tâm





Nhạc sỉ Bảo Thu
( Ảo thuật gia Bảo Thu )











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét